Chung sức chung lòng

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC THÂM CANH CÂY LÚA CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC THÂM CANH

CÂY LÚA CHO NĂNG SUẤT CAO

 

I. CÁC GIỐNG LÚA TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, Việt Nam có cả hơn 1 ngàn giống lúa đặc trưng của từng địa phương và vùng miền, Riêng 10 giống lúa hiện trồng phổ biến trên cả nước thì giống lúa OM 5451, 6976, 4218, 4900 của viện ĐBSCL hiện đã chiếm đến 40-60% diện tích sản xuất của vùng ĐBSCL. Các đơn vị viện, trung tâm, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm và lai tạo ra giống lúa phù hợp và thích nghi với vùng đất của mỗi địa phương, về tính chịu mặn, hạn hán, kháng chịu sâu bênh và cho năng suất.

II. CHỌN GIỐNG LÚA:

Đối với cây lúa, hạt giống cũng là yếu tố quan trọng cần đảm bảo:

-      Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

-      Giống tự sản xuất phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ quá trình xử lý: tên người xử lý, mục đích xử lý, cây giống, thời gian và thuốc BVTV sử dụng,... 

-      Giống không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ: tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân, thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại,..

-       Chọn giống phù hợp với từng vùng đất, có khả năng kháng sâu bệnh hại và năng suất cao.

III. LÀM ĐẤT VÀ THỜI VỤ TRỒNG:

Làm đất:

Vụ Đôngxuân:

-        Dọn sạchcỏ.

-        Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánhlồng.

Vụ Hè thu:

-        Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20cm.

-        Phơi ải trong thời gian 1tháng.

-        Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng hay bánh sắt có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèmtheo.

-        Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20–35 HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12–15 HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng (6-12 HP).

Chú ý:Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.

Thời vụ trồng:


       Cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Tại miền Bắc, do điều kiện khí hậu cận nhiệt đới, nên cây lúa được trồng vào 2 vụ chính (vụ Đông Xuân và vụ Mùa). Các tỉnh miền Nam, miền Trung, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa , nhiệt độ cao quanh năm, lúa được trồng thêm 1 vụ nữa là vụ Hè Thu, một số vùng còn sản xuất thêm vụ Thu Đông (thành 4 vụ trong năm). Hai vùng sản xuất lúa chính của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 2/3 tổng diện tích với 70% sản lượng lúa gạo của cả nước.

 

Hình 1: Phân bố các vụ lúa tại 3 Miền trong cả nước.

 

IV.KỸ THUẬT GIEO SẠ CẤY:

Ở Phía Nam: gần như có đế hơn 95% áp dụng phương thức sạ bằng các hình thức:

-  Sạ hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máykéo.

ü  Lượng hạt giống gieo: 100-120kg/ha.

ü  Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20cm.

Chú ý:Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và trách làm ướt bên trong trống để hạt ra đều.

-  Sạ lan bằng tay sau khi đánh rãnh và kéo bằng mặt ruộng. Lượng hạt giống gieo: 120 - 150kg/ha.

Ở Phía Bắc: Phần lớn áp dụng phương pháp cấy, đặc biệt là trong vụ Xuân.

Tùy vào chân đất, chất lượng hạt giống, tập quán canh tác và phương pháp gieo sạ mà định lượng giống sửdụng:

Đối với cấy (2 dảnh/bụi): 30kg/ha

üKhoảng cách cấy: (20cm x 12 or13cm)

üBình quân số bụi/m2: 35-45bụi/m2

Trong mọi trường hợp, nhất thiết phải có lượng mạ được gieo sẳn để sẳn sàng cấy giặm khi cần thiết.

V.KỸ THUẬT LÀMMẠ:

Có 2 phương pháp làm mạ, mạ sân và mạ khay: 

  • Mạ sân, mạ dày xúc:

        Làm đất:Chọn ruộng nơi khuất gió, nhất là gió đông bắc. Cày bừa kỹ, bón lót 3 tạ phân chuồng ủ mục, 15-20 kgphân super lân cho 1 sào (360m2).

Lên luống rộng 1,2-1,4m (mặt luống rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào độ rộng của nilon che phủ). Khi đã san phẳng mặt luống, dùng ni-lon đã chọc thủng nhiều lỗ, hoặc bao xác rắn rải lên mặt luống, sau đó phủ một lớp bùn dày khoảng 2-2,5 cm bón phân lên mặt luống, xoa đều phân với lớp đất bùn rồi gieo mạ.

  Gieo mạ:Diện tích mặt luống để gieo 1 kg thóc giống đối với lúa lai là 6-7 m2, lúa thuần khoảng 4-5 m2. Chia lượng thóc giống để gieo đi gieo lại nhiều lần cho thật đều, gieo mạnh tay cho mộng lún sâu (kín hạt) vàođất.

        Chăm sóc mạ:Trong vụ Xuân nhất thiết phải che phủ ni lon chống rét cho mạ. Cắm những thanh tre (dài trung bình 2,0-2,2 m, bản rộng 2,5-3 cm) ngang luống để tạo thành bộ khung hình vòm cống. Dùng nilon khổ rộng 1 m hoặc 1,5 m gấp đôi, phủ kín ni lon lên khung, dùng bùn lấp kín ni-lon hai mép và đầu luống. Khi thời tiết ấm dần, phải mở nilon ở hai đầu luống, ban ngày mở ra, ban đêm đậy kín lại. Khi cây mạ đã ra 2,5-3 lá, nhiệt độ ngoài trời trên 180C, ấm áp thì không được che ni-lon mà mở toàn bộ nữa để cây mạ quen dần với môitrường.

-  Khi mạ ra lá thật (lá có cả bẹ, phiến lá), dùng super lân ngâm với nước trong 1-2 ngày, hoà loãng tưới cho mạ. Cũng có thể trộn cả lân với tro mục rồi rắc đều chomạ.

-  Từ khi mạ ra 1,5-2 lá, đưa nước vào ruộng cho láng mặt luống mạ, ngâm chân mạ để mềm dược, sau dễ lật. Lúc này không bón đạm thúc cho mạ. Tuỳ tình hình sâu bệnh mà phun phòng trước khi nhổcấy.

-  Khi mạ được 15-18 ngày, ra nhiều rễ trắng, trời ấm thì lật từng mảng mạ đem cấy. Cấy nông tay, nhỏdảnh.

·     Làm mạ khay:

Chuẩn bị đất: Dùng đất bùn từ ruộng hoặc đất mùn, để khô. Dùng lưới sàng có lỗ 6- 8mm để sàng đất nhuyễn. Sau đó, cho đất vào khay và làm phẳng bề mặt. Chiều dày của đất 20cm. Lưu ý: Không đè nén chặt mạnh khi cho đất vào khay. Các góc khi cho đất vào khay phải bằng phẳng.

                   Đường ray gieo: Chuẩn bị đường ray cho bánh xe của máy gieo.

                   Tưới nước: Cần tưới ẩm đều đến bên dưới cho lớp đất trước khi gieo.

Gieo mạ: Để cây giống khỏe mạnh cần gieo chính xác và đồng nhất. Khối lượng giống: 150-200g mỗi khay.

Phủ đất: Sau khi gieo, phủ 1 lớp mỏng đất không cần chứa phân bón trên bề mặt và không tưới nước sau khi phủ đất.

Kết thúc gieo: Xếp chồng các khay để cung cấp đủ nhiệt độ cho hạt giống nảy mầm.

                   Chăm sóc sau khi gieo: Sau khi hạt nảy mầm được 0.5cm cần được đưa ra chăm sóc ở vườn ươm.

-      Cần đảm bảo nhiệt độ cho mạ non phát triển. Nếu nhiệt độ dưới 150C sẽ làm cho cây mạ sinh trưởng khôngtốt.

-      Cung cấp đủ nước cho cây mạ. Lượng nước tối thiểu: 1 lít mỗikhay.

Tiêu chuẩn cây mạ tốt:

-      Cây mạ tốt để cấy có khoảng 3-3,2 lá láthật.

-      Cây mạ tốt để cấy phải đạt chiều cao khoảng 10-20cm.

-      Mạ cần có độ dày rễ từ2,7-3cm.

VI. CẤY DẶM CHO LÚA SẠ - PHÍANAM:

Ưu điểm của phương pháp cấy dặm bằng cào sắt:

ü  Dễ làm vànhanh

ü  Rễ lúa ít bị tổnthương

ü  Cây mạ phục hồinhanh

ü   Lúa chín đồngloạt

VII. LÀM CỎ BẰNG TAY – CỎ DẠI VÀ LÚACỎ:

Làm cỏ và khử lẫn cho ruộnglúa:

Ruộng lúa cần được theo dõi, làm cỏ, khử lẫn thường xuyên. Các thời điểm cần lưu ý:

ü Thời điểm 10-15 ngày sau khi sạ, cấy: cần theo dõi và nhổ cỏ sót trên ruộng để giảm nguy cơ cạnh tranh dinh dưỡng ngay từ đầuvụ.

ü Thời điểm 30-35 ngày sau khi sạ, cấy: đây là thời điểm cỏ trỗ bông (cỏ lồng vực, đuôi phụng…) hay lúa cỏ đã thể hiện kiểu hình khác với lúa nhà nên rất dễ dàng phát hiện và loạitrừ.

ü Thời điểm lúa trỗ 30-50%: cần tiếp tục loại trừ cỏ dại và lúa cỏ để tránh chúng rụng hạt trênruộng.

ü Thời điểm trước thu hoạch: một lần nữa cần loại trừ cỏ dại và lúa cỏ để tránh chúng lẫn tạp vào lúa sau khi thuhoạch.

VIII. BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA:

Dinh dưỡng cho lúa cần được bón cho lúa ở các thời điểm sau:

ü  Bón lót đối với lúa cấy: Trước khicấy .

ü  Bón thúc lần 1: Bón vào 7-10 ngày saucấy (sạ)

ü  Bón thúc lần 2: Bón vào 20-25 ngày sau cấy (sạ)

ü  Bón thúc lần 3: Bón 40-45 ngày khi lúa có tim đèn.

ü  Bón thúc lần 4: Bón 60-65 ngày khi lúa trổ đều để nuôi trái

Sử dụng phân bón cho lúa cấy (sạ) cho diện tích 1 ha:

Công thức: (85-95) N – (50-60) P2O5– (45-60) K2O.

***Đối với lúa cấy nên bón lót: 100-150kgphân bón Hữu cơ sinh học cải tạo đất 666 ĐẠI NAMhumic 30% 200kgPhân SuperLâncho 1 ha.

Công thức 1: Nếu sử dụng phân bón NPK ĐẠI NAM chuyên cho lúa, có thể áp dụng cách bón như sau (cho 1ha):

-       Thúc lần 1(7-10 ngày sau cấy(sạ)):80 -100 kgPhân bónNPK ĐẠI NAM 22-12-5+ 18SIO2hh+TE1 LÚA.

-       Thúc lần 2(20-25 ngày sau cấy(sạ)):100-120kgPhân bónNPK ĐẠI NAM 22-12-5+ 18SIO2hh+TE1 LÚA.

-       Thúc lần 3(40-45 ngày khi lúa có tim đèn): 100-120kgPhânbónNK ĐẠI NAM 20-2-22+ 10SIO2hh+TE2 LÚA.

-       Bón thúc lần 4: (60-65 ngày khi lúa trổ đều để nuôi trái):80-100kgPhânbónNK ĐẠI NAM 20-2-22+ 10SIO2hh+TE2 LÚAhoặc một số loại phân bón lá có hàm lượng kali cao.

Lưu ý: 

- Sử dụng kết hợp phân bón lá sinh học DANOCOMIX 7-5-44 vào thời gian lúa 40 ngày tuổi trở đi và ngưng sử dụng trước thu hoạch 10-15 ngày.

Phân NPK Đại Nam: Siêu lúa +TE 1 và Siêu lúa +TE 2

 

 

Công thức 2: Nếu sử dụng phân bón Ure và NPK 20-20-15+TE bọc 3% HumiK 95% USA, có thể áp dụng cách bón như sau (cho 1 ha):

-       Thúc lần 1(7-10 ngày sau cấy (sạ)): 50-80kgPhânbónHUMIC URE ĐẠI NAM 46%

-       Thúc lần 2(20-25 ngày sau cấy(sạ)):80-100kgPhân bónNPK ĐẠI NAM 20-20-15+TE®bọc HUMIC[K] 95%.

-        Thúc lần 3(40-45 ngày khi lúa có tim đèn): 100-120kgPhân bónNPK ĐẠI NAM 20-20-15+TE®bọc HUMIC[K] 95% .

-       Bón thúc lần 4:(60-65 ngày khi lúa trổ đều để nuôi trái):80-100kgPhân bónNPKĐẠI NAM 20-20-15 +TE ®bọc HUMIC[K] 95%.

 

Lưu ý:

- Sử dụng kết hợp phân bón lá sinh học DANOCOMIX 7-5-44 vào thời gian lúa 40 ngày tuổi trở đi và ngưng sử dụng trước thu hoạch 10-15 ngày. 

- Phun kết hợp phân bón DANOCOMIX 01 gói 200g HUMIK wsp Diamod Growth – USA để giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

-  Tùy theo chân đất có thể điều chỉnh lượng phân cho phù hợp.

-  Đối với công thức 2 hàm lượng bón giảm 20-30% so với lượng bón trên.


Humic Ure và NPK 20-20-15+TE bọc 3% HumiK 95% USA

 

Phân bón lá sinh học 7-5-44 +TE và phân bón HUMIK 95%-USA

 
 



 

 


IX. PHÒNG TRỪ CỎ DẠI & SÂU BỆNH HẠI CHÍNH:

1. Phòng trừ cỏ dại

-     Trước khi sạ: Diệt sạch cỏ trên ruộng, ven bờ, trong kênh mương.

-     Giai đoạn 1-3 NSKS: Dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Sofit 300EC để khống chế cỏ dại.

-     Giai đoạn 7-9 NSKS: Nếu cỏ còn xót lại, đặc biệt là các khu vực đất gò, sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm có độ an toàn cao Topshot 60OD.

-     Không sử dụng thuốc trừ cỏ khi đã cấy lúa hơn 10 ngày, nếu có cỏ phải diệt cỏ bằng tay.

Lưu ý:Cần đảm bảo điều kiện mực nước, ẩm độ tốt theo khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc (tùy theo loại thuốc trừ cỏ), thường là sau khi phun thuốc 2-3 ngày, cho nước vào ruộng. Đất cần được giữ ẩm tốt trong vòng 10-15 ngày sau khi phun thuốc, không để ruộng bị khô nứt nẻ.

2.  Phòng trừ dịch hại

Đối với côn trùng và nhện gây hại:

Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM như: làm đất đúng kỹ thuật, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thời vụ gieo trồng thích hợp, sử dụng hạt giống khỏe, mật độ gieo trồng và phân bón hợp lý, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng.

Bù lạch (bọ trĩ):

-     Đặc điểm gây hại: Gây hại bằng cách chích hút nhựa lá lúa làm cho đầu lá bị quắn lại và biến màu vàng, mật số cao có thể toàn bộ lá bị cuốn lại và héo khô. Bù lạch xuất hiện từ khi cây lúa giai đoạn mạ đến giai đoạn đẻ nhánh, phát triển mạnh và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết khô hạn. Vì thế, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn như hiện nay, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bù lạch phát triển mạnh và gây hại. Do đó, cần tập trung các biện pháp phòng trừ để hạn chế ảnh hưởng bù lạch trong giai đoạn đầu của cây lúa.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Cày vùi rơm, rạ để diệt lúa chét, lúa rài trên ruộng kết hợp với vệ sinh đồng ruộng. Chú ý thu gom và tiêu hủy hết lúa chét, lúa rài và những loại cỏ hòa bản ký chủ phụ của bù lạch còn sót lại trên ruộng là nơi “cư trú” của bù lạch của vụ trước.

+ Trong điều kiện thời tiết khô hạn như hiện nay, theo dõi nguồn nước tưới, khi có nước ngọt cần chủ động nguồn nước tưới bơm vào, giữ mực nước trong ruộng để hạn chế bù lạch phát triển, đồng thời giữ mực nước trong mương cao hạn chế mất nước ruộng. Kết hợp với bón phân cân đối.

+ Khi bù lạch gây hại trên 1.500 con/mhoặc trên 7,5% dảnh bị nhiễm thì có thể sử dụng một số loại thuốc như: Regent 800WG, Vithadan 95WP, Angun 5WG.

+ Trường hợp bù lạch gây hại nặng, sau khi lúa phục hồi cần bón thêm phân đạm giúp cây lúa phục hồi nhanh.

* Sâu đục thân (sâu ống):Gây hại từ giai đoạn mạ đến trổ

- Đặc điểm gây hại: Sâu non đục vào thân cắn đứt ngang đọt lúa làm dưỡng chất và nước không di chuyển lên nuôi đọt được, dẫn đến đọt bị héo khô gọi là “chết đọt”. Giai đoạn làm đòng - trổ sâu cắn đứt ngang cuốn bông làm lúa không kết hạt được gây ra hiện tượng bông bị lép trắng hay còn gọi là hiện tượng “bông bạc”.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Thường xuyên thăm đồng kết hợp với điều tra phát hiện 7 ngày/lần (chú ý giai đoạn đẻ nhánh tối đa đến làm đòng - trổ).

+ Sử dụng các loại thuốc như: Chief 260EC, Padan 5SP,Virigent 800WP, Virtako 40WG, Indosuper 150EC.

+ Có thể sử dụng thuốc dạng hạt như Regent 0,3G; Padan 4G trộn với phân bón lần 2, lần 3 để phòng trừ giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn trổ.

* Sâu cuốn lá:Gây hại ở nhiều giai đoạn, gây hại nặng ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa đến làm đòng trổ.

-     Đặc điểm gây hại: sâu ăn phần xanh (diệp lục tố) của mặt lá tạo nên những sọc trong và trắng theo chiều dọc của phiến lá. Những lá bị thiệt hại trở nên khô, cây héo, giảm năng suất nhất là khi sâu tấn công lá cờ.

-    Biện pháp phòng trừ:

+ Làm sạch cỏ trong và xung quanh ruộng lúa. 

+ Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm.

SCL có đặc tính gối lứa, khi mật độ cao trong một thời điểm có thể có nhiều pha phát dục khác nhau. Phun thuốc phòng trừ khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh mật số sâu ít hơn 25 con/m2, giai đoạn đòng - trổ mật số ít hơn 10 con/m2.Sử dụng các loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn như: BN-Samix 26EC,Indosuper 150EC, Chief 260EC, Takumi 20WG,Sulfaron 250EC.

Lưu ý:

Cần phun lại lần 2 sau lần đầu 3-5 ngày vào buổi chiều mát nếu mật độ sâu cao, trứng nở rải rác. Sâu cuốn lá lúa rất nhanh kháng thuốcnên khi phun thuốc xử lý nên sử dụng luân phiên thuốc, nhóm thuốc khác nhau để ngăn chặn hình thành tính kháng.

+ Xử lý khi sâu tuổi 1-2, vì tuổi lớn hơn phòng trừ sẽ không hiệu quả do lúc đó sâu đã vào tổ thuốc sẽ không tiếp xúc được với sâu.

* Muỗi hành (sâu năn):

-     Đặc điểm: Vòng đời từ 25-30 ngày,thành trùng dạng muỗi (3-5 mm), bụng màu hồng, thành trùng đực nhỏ hơn và có màu vàng nâu. Sống 1-3 ngày, đẻ trứng rải rác mặt dưới lá, gần chân của phiến lá. Mỗi con cái có thể đẻ từ65-215 trứng, trứng hình bầu dục, mới đẻ màu trắng trong, sắp nở màu đỏ tím (0,4-0,5 mm). Sau 3-4 ngày trứng sẽ nở. Trứng cần ẩm độ không khí cao để phát triển và nở nên thường phát triển trong mùa mưa. Ấu trùng mới nở dài khoảng 1 mm, lớn đủ sức dài khoảng 3 mm, phát triển trong thời gian từ 13-15 ngày. Nhộng dài từ 2-3 mm, màu hồng nhạt khi mới hình thành và chuyển sang màu hồng sậm khi sắp vũ hóa, có nhiều hàng gai ngược trên thân mình, thời gian nhộng từ 6-8 ngày. 

    Đặc điểm gây hại: Gây hại nặng giai đoạn mạ và đẻ nhánh (sau khi cấy đến 35 ngày), lúa chét sau khi thu hoạch vẫn bị muỗi hành. Muỗi hành gây hại mạnh những nơi có số ngày nắng ít, có mưa, sương mù nhiều và nhiệt độ 22,5-23,00C, ẩm độ thích hợp 83-89%. Sau khi nở vài giờ đến 1 ngày, sâu non di chuyển xuống dưới nhờ sương đọng trên lá, len lỏi giữa bẹ và lá, chui vào đỉnh sinh trưởng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành và có màu xanh nhạt, lúa đâm nhiều chồi, thân ngắn, lá xanh thẩm, dựng đứng. Chồi lúa bị hại biến thành ống sẽ không trổ bông, nếu lúa bị tấn công vào giai đoạn sớm, có thể mọc chồi mới để bù lại số chồi bị hại. Tuy nhiên, nếu muỗi hành tấn công cuối giai đoạn đẻ nhánh thì lúa không thể đẻ nhánh hữu hiệu bù lại, gây ảnh hưởng đến năng suất. 

    Biện pháp phòng trừ:

+ Theo dõi bẫy đèn phát hiện kịp thời cao điểm thành trùng muỗi hành. Tuân thủ lịch thời vụ của cơ quan chuyên môn.

+ Vệ sinh sạch cỏ dại, lúa chét trong ruộng, lúa hoang mọc ở kênh mương. Cày ải, phơi đất tối thiểu là 15 ngày. Làm đất kỹ và đảm bảo mặt bằng đồng ruộng.

+ Không xử lý hạt giống và không phun thuốc trừ sâu ở giai đoạn đầu của cây lúa (0-40 ngày sau khi sạ) để bảo vệ thiên địch (bọ rùa, kiến ba khoang, ong ký sinh,…)

+ Không giữ nước ruộng quá sâu (hơn 5 cm), nếu có muỗi hành, có thể tháo nước phơi ruộng để hạn chế lây lan.

+ Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm và sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Tăng cường bón lân, kali; bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magiê, silic.

+ Có thể sử dụng thuốc Regent 0,3G; Padan 4G trộn với phân bón lần 3 để phòng trừ giai đoạn sau đẻ nhánh.

* Sâu phao:Gây hại ở giai đoạn mạ, nơi ruộng ngập nước sâu. 

- Đặc điểm gây hại: sâu phá hại lúa ở giai đoạn ấu trùng, cắn lá thành từng đoạn, rồi cuộn lại sống trong ống lá rơi xuống mặt nước. Các phiến lá bị ăn khuyết từng mảng trên ngọn hoặc dọc theo bìa lá để lại vết trắng không đều nhau. Cây lúa bị sâu phao gây hại trở nên lùn, cho ít chồi nhưng có thể phục hồi tuy nhiên kéo dài TGST của cây lúa. 

- Biện pháp phòng trừ:

+ Làm sạch cỏ trên ruộng để loại bớt ký chủ của sâu.

+ Thăm đồng thường xuyên, nhất là vào giai đoạn 10-30 NSKS.

+ Bảo vệ các thiên địch bằng biện pháp IPM.

+ Khi ruộng bị sâu phao gây hại, có thể tháo nước vài ngày để cắt đứt sự lan truyền của sâu.

+ Phun thuốc lúc sâu ở giai đoạn bướm hoặc mật số sâu cao, trên 10 con/m2, những trổ lung trũng, không thể thoát nước.

+ Sử dụng các loại thuốc hoá học để phòng trừ như: Indosuper 150SC, Virtako 40WG, BN-Samix 26EC. Phun thuốc lúc trời mát, sau khi phun 1-2 ngày thấy phao bị héo, không có phao mới thì thuốc có hiệu quả.

* Nhện gié:gây hại chủ yếu ở giai đoạn làm đòng - trổ.

-     Đặc điểm gây hại: Nhện chích hút nhựa của chồi lúa nên tạo ra tình trạng nghẽn đòng hoặc lép, lửng hạt. Trên bẹ lúa có những vệt màu nâu đỏ chạy dọc theo chiều dài của bẹ. Triệu chứng gây hại xuất hiện cả trên hạt, bông lúa bị nghẹn khi trổ, hạt lúa bị lép và lửng. Hạt lúa bị lem nhiều nếu ruộng mắc bệnh nặng.

-     Biện pháp phòng trừ:

+ Thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời, giai đoạn sau khi cấy 30 ngày nếu thấy xuất hiện những vết màu nâu đỏ chạy dọc theo bẹ lá thì trong bẹ lá đã có nhện gié.

+ Phun thuốc phòng trừ khi có tối đa 7,5% số cây bị nám bẹ. Sử dụng các loại thuốc như: Kinalux 25EC, BN-Samix 26EC,Nissorun 5EC, Comite 73EC,Chief 260EC, Regent 800WG... Nếu như gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho nhện gié phát triển thì nên phun thuốc phòng ngừa vào giai đoạn cuối đẻ nhánh hoặc trước trổ khoảng 7 ngày.

+ Ở ruộng lúa có bị nhện gié, sau khi thu hoạch, nên đốt rơm rạ trên ruộng trước khi làm đất, giúp giảm mật số nhện cho vụ kế tiếp.

Lưu ý:

-     Khi phun thuốc nên nâng cao mực nước trong ruộng cho nhện di chuyển lên phía trên thân lúa dễ trúng thuốc.

-     Do nhện gié sống trong bẹ lá lúa nên cần phun lượng nước đầy đủ.

* Rầy nâu:

-     Đặc điểm gây hại: Gây hại trên tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa, thường sống tập trung ở gốc lúa, mật số cao sẽ bám lên thân, lá và bông. Rầy non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây lúa. Rầy nâu là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. 

-     Biện pháp quản lý, phòng trừ rầy nâu:

+ Thực hiện công tác vệ sinh đồng ruộng, bố trí thời điểm gieo cấy đồng loạt né rầy, xử lý hạt giống, tránh bón dư thừa phân đạm… Phải quản lý rầy nâu thật tốt trong giai đoạn 30 ngày đầu sau khi cấy, không cho rầy có cơ hội tiếp xúc, chích cây lúa. Khi thấy có nhiều rầy bơm nước lên ngập khỏi chảng ba cây lúa.

+ Khi phát hiện rầy nâu cánh dài vào đèn nhiều, quan sát trên ruộng nếu thấy rầy nâu xuất hiện phải phun thuốc trừ rầy ngay, không căn cứ vào mật số rầy vì đây là rầy di trú từ nơi khác đến, khả năng rầy mang mầm bệnh rất cao.

+ Cần thăm đồng thường xuyên, nếu thấy mật số rầy nâu xuất hiện trên 750 con/m2phải phun thuốc trừ rầy ngay. Trong vùng có dịch không căn cứ vào mật số rầy đã đến ngưỡng phòng trừ chưa.

+ Khi phun thuốc trừ rầy nên sử dụng luân phiên thuốc, nhóm thuốc khác nhau để ngăn chặn hình thành tính kháng. Sử dụng các loại thuốc nội hấp có tác động nhanh mạnh như: Lkset-up 70WG;Chess 50WG, Longanchess50WG, Chessin 600WP.

Lưu ý:

+ Phải phun thuốc trừ rầy đồng loạt trên diện rộng, tránh rầy di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác.

+ Phun thuốc vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm và cần phải đưa mực nước ruộng lên cao để rầy nâu di chuyển lên phần trên của cây lúa, giúp việc phun thuốc hiệu quả hơn.

+ Hướng vòi phun thẳng xuống gốc lúa và phun thật kỹ, lượng nước phải đáp ứng theo khuyến cáo.

+ Nên phun luân phiên các loại thuốc trừ rầy để đạt hiệu quả cao và hạn chế sự kháng thuốc.

* Rầy phấn trắng

-     Đặc điểm sinh thái: Rầy phấn trắng phát triển mạnh lúc thời tiết khô hạn, nhiệt độ cao, mưa ít và gió ít. Khi gặp mưa to và gió mạnh thì rầy sẽ chết nhưng nếu nắng hạn trở lại thì tiếp tục phát triển và tăng nhanh mật số.

-     Đặc điểm gây hại: Cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại bằng cách chích hút nhựa lá lúa làm cho lá lúa bị suy dinh dưỡng, chuyển sang màu vàng, cây phát triển kém, lá mới mọc ra sẽ bị triệu chứng xoắn lại giống như bị “siết cổ lá”; ở giai đoạn lúa làm đòng,  lá cờ bị xoắn làm bông trổ không thoát; nếu trổ được hạt lúa sẽ bị lép toàn bộ. Khi bị nhiểm nặng lá lúa chuyển màu vành nhanh chóng và khó phục hồi sau khi phun thuốc, năng suất lúa giảm đáng kể.

-     Biện pháp quản lý, phòng trừ rầy phấn trắng:

+ Cấy thưa với mật độ vừa phải. Bón phân cân đối, không nên bón thừa đạm.

+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ lồng vực, cỏ chỉ,… hạn chế nơi cư trú của rầy phấn trắng.

+ Hạn chế phun thuốc trừ sâu giai đoạn trước 40 NSKC, để bảo tồn thiên địch giúp khống chế mật số rầy phấn trắng.

+ Ấu trùng bám và chích hút bên dưới phiến lá nên thường xuyên thăm đồng quan sát kỹ bên dưới phiến lá để phun thuốc xử lý kịp thời.

+ Khi mật số rầy phấn trắng cao, sử dụng các loại thuốc như: Chess 50WG, Hopsan 75EC, NurelleD 25EC, Dragon 585EC, Chief 260EC. Khi phun pha thêm chất bám dính, dầu khoáng để tăng hiệu quả trừ rầy.

Lưu ý: Phun kỹ phần thân cây lúa, mặt dưới của lá, nơi rầy cánh trắng thường tập trung và tiến hành phun đồng loạt mới phòng trừ hiệu quả rầy phấn trắng.

Đối với bệnh hại:

Bệnh cháy lá (đạo ôn):do nấm Pyriculariaoryzaegây ra. Đây là bệnh gây hại quan trọng vì có khả năng phát triển thành dịch.

-    Đặc điểm gây hại:

+ Đạo ôn gây hại cây lúa ở các bộ phận đốt lóng, phiến lá, cổ bông trên gié và vỏ hạt, trong đó lá và cổ bông là bộ phận bị hại phổ biến nhất. Vết bệnh trên lá có hình thoi đặc trưng, ở giữa bạc trắng có hình mắt én, xung quanh có viền nâu đỏ. Bệnh nặng các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành mảng lớn làm cho lá lúa cháy lụi từng ổ, từng chòm, có khi cả ruộng.

+ Trên cổ bông: nấm xâm nhập vào cổ bông lúa vừa trổ, làm cho toàn bộ bông lúa bị khô trắng, vết bệnh trên gié cũng giống như trên cổ bông.

+ Trên vỏ hạt vết bệnh không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. 

-     Biện pháp phòng trừ:

+ Chọn giống kháng hoặc ít nhiễm bệnh.

+ Vệ sinh đồng ruộng, đốt rơm rạ và tàn dư sau khi thu hoạch.

+ Trước khi gieo phải xử lý hạt giống.

+ Thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời khi bệnh mới phát sinh đặc biệt khi thời tiết âm u có mưa phùn. 

+ Khi ruộng xuất hiện bệnh đạo ôn, thì ngừng ngay bón thúc đạm và phải giữ đủ nước trong ruộng. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Beam 75WP; Filia 525SE;Fuji-One 40EC; Dithane M-45 80WP  để phòng trừ. Nếu trường hợp bệnh đã gây hại nặng và thời tiết âm u, mưa phùn, biên độ nhiệt ngày và đêm cao phải phun lại lần 2 cách lần 1 từ 5-7 ngày. Thay đổi thuốc ở những lần phun sau.

+ Khi phun thuốc đặc biệt cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc và đúng cách, để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan.

Lưu ý: Giai đoạn đòng-trổ nên sử dụng các loại thuốc Beam 75WP; Filia 525SE để phòng trừ.

* Bệnh sọc trong:do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oryzae transucens/f. sp. oryzicola. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, thường gây hại vào giai đoạn đầu của cây lúa nhất là trong điều kiện thời tiết âm u, mưa dầm hoặc sương mù. Bệnh lưu tồn qua xác bả thực vật, hạt, mương dẫn nước,…

+ Đặc điểm gây hại: Vết bệnh lúc đầu là những sọc dài, trong mờ, chạy dọc giữa các gân lá, khi đưa lên ánh sáng vùng bị bệnh có màu vàng trong. Vết bệnh sau đó lớn dần ra, có màu nâu sáng, cuối cùng lá khô, có màu trắng xám và chết.

+ Biện pháp phòng trừ: Đốt rơm rạ và tàn dư sau vụ lúa có bệnh sọc trong. 

+ Có thể sử dụng thuốc đặc trị như: Anti-XO 200WP, Visen 20SC, Starner 20WP, TT-Basu 250WP, Totan 200WPđể phun xịt.

* Bệnh thối thân:do vi khuẩnErwinia sp.gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng 15 ngày sau cấy và gây hại chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.

-     Triệu chứng:đầu tiên lúa bị héo, màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước trước tiên sau đó là chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm. Nhổ lên thì chồi bị đứt ngay gốc và ngửi thấy có mùi thối. Thời điểm gây chết rụi thường vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa.

-    Sự xâm nhập và lan truyền bệnh: Vi khuẩn lưu tồn sẵn trong đất, nước, xâm nhập qua vết thương, làm nghẽn mạch, gây héo. Bệnh lan truyền rất nhanh, trường hợp thiệt hại nhẹ thì lúa chết từng chòm, trường hợp nặng có thể cả ruộng lúa chết rụi.

-    Biện pháp phòng trừ: 

+ Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm

+ Khi thấy có vài cây mới bị bệnh (cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối) phải tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt sau đó dùng vôi, phun nước làm vôi rã ra thành bột để rải.

+ Rải vôi: Rút hết nước trong ruộng rồi bón vôi 200 kg/ha. Khi rải vôi nên trộn vôi với trấu ướt, xơ dừa hay mùn cưa. Kiểm tra lại hiệu quả của việc xử lý sau khi phun 2 ngày.

+ Phun vôi: Pha vôi vào nước cho tan ra, lọc lấy nước trong để phun (liều lượng pha 1,5 kg/bình 16 lít), phun 3 bình/1.000 m2. Trường hợp bệnh nặng phải kết hợp phun và rải.

Lưu ý: Khi phun sử dụng nước ngoài kênh mương không sử dụng nước trong ruộng để tránh nhiễm khuẩn. Không pha vôi trong bình kim loại, lúc pha có thể tỏa nhiệt gây phỏng.

* Bệnh cháy bìa lá:do vi khuẩn Xanthomonascampestris pv. oryzaegây ra. Bệnh có thể xuất hiện gây hại ở tất cả các vụ trong năm, nặng nhất là vụ Hè Thu (khi thời nhiều mưa). Bệnh thường gây hại nặng vào lúc lúa làm đòng đến trổ và chín. 

-     Đặc điểm gây hại: vi khuẩn xâm nhập vào trong cây qua khí khổng, thủy khẩu ở trên chóp lá, mép lá, đặc biệt là qua các vết thương cơ giới. Vết bệnh đầu tiên thường ở mép và chóp lá, lan dần vào phiến lá và thân chính. Bệnh nặng hoặc trên những giống nhiễm vết bệnh có thể lan đến gốc lá làm lá bị cháy khô có màu trắng xám. Bệnh có thể nhiễm lên hạt làm cho hạt bị lem lép. 

-     Sự lây lan của bệnh cháy bìa lá:

+ Vi khuẩn lây lan chủ yếu theo gió và nước, đặc biệt là gây hại nặng nhất ở vụ hè thu khi thời tiết có mưa gió nhiều. Ở bụi lúa mắc bệnh, vào sáng sớm, mặt dưới lá có các giọt nước màu vàng nhạt tiết ra từ lá lúa. Vi khuẩn theo nước mưa xuống nước ruộng, từ đó lây lan ra chung quanh.

+ Bệnh còn lây lan theo hạt giống lúa. Vi khuẩn dính trên hạt lúa giống của vụ trước sẽ gây bệnh cho vụ lúa sau. Nếu vi khuẩn lây theo hạt giống sẽ làm cho bệnh xuất hiện sớm và bệnh sẽ gây hại nặng. Sau khi lúa trổ bệnh sẽ phát triển rất nhanh chóng, gây thất thu rất nghiêm trọng. 

-     Biện pháp phòng trừ: 

+ Sử dụng hạt giống không nhiễm bệnh (ruộng giống vụ trước không bị nhiễm nặng bệnh cháy bìa lá).

+ Bón phân cân đối không bón thừa đạm vào giai đoạn cuối. 

+ Khi phát hiện bệnh, rút bớt nước để tránh bệnh lây lan. Có thể dùng vôi (liều lượng 1,5 kg/bình 16 lít), pha vôi vào nước cho tan ra, lọc lấy nước trong để phun, phun 3 bình/1.000m2. Trường hợp bệnh nặng phải kết hợp vừa phun vừa rải (200 kg/ha). Khi rải vôi nên trộn vôi với trấu ướt, xơ dừa hay mùn cưa. Kiểm tra lại hiệu quả của việc xử lý sau khi phun 2 ngày.

+ Sử dụng thuốc hóa học như: Starner 20WP, Xantocin 40WP, Visen 20SC, Anti-XO 200WP, TT-atanil 250WPđể phun xịt. Khi phun thuốc cần hạ thấp vòi để thuốc tiếp xúc nhiều với lá. Phun thuốc lúc trời mát, khô ráo và phun từ khu vực lúa chưa bị bệnh trước, tránh phát tán mầm bệnh.

Lưu ý: Khi phun sử dụng nước ngoài kênh mương không sử dụng nước trong ruộng để tránh nhiễm khuẩn. Không pha vôi trong bình kim loại, lúc pha có thể tỏa nhiệt gây phỏng.

* Bệnh đốm vằn:Do nấm Rhizoctonia solanigây ra. Bệnh gây hại trên phiến lá, bẹ lá và cổ bông.

-     Đặc điểm gây hại: Lúc đầu bệnh xuất hiện trên các bẹ lá gần mặt nước, vết bệnh là những đốm có màu nâu nhạt đến xám, vết bệnh có hình vằn vện. Bệnh nặng toàn bộ cây lúa bị héo nâu, khô, hạt bị lép lững, làm giảm năng suất. Giai đoạn lúa làm đòng bệnh phát triển nhiều nhất.

-     Điều kiện phát sinh bệnh: bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Sử dụng giống lúa bị nhiễm bệnh khô vằn nặng. Bón phân không hợp lý. 

-     Biện pháp phòng trừ:

+ Dọn sạch rơm rạ, lúa chét, cỏ dại, tàn dư thực vật sau thu hoạch.

+ Không cấy/sạ quá dày, bón phân cân đối, không bón thừa đạm, bón đạm muộn.

+ Có thể sử dụng thuốc đặc trị như: Validacin 5L,Anvil 5SC, Valivithaco 5SC. 

+ Có thể sử dụng thuốc Tilt Super 300EC trong trường hợp trên ruộng lúa cùng một lúc xuất hiện nhiều loại bệnh như đốm vằn, đốm nâu, thối bẹ, vàng lá, lem lép hạt.

* Bệnh vàng lá (vàng lá chín sớm):do nấm Gonatophrgamium sp.

-  Đặc điểm gây hại: ban đầu vết nhỏ tròn màu trắng đến vàng nhạt, vết bệnh lớn dần có hình bầu dục màu vàng cam và kéo dài lên chóp lá sau đó vết bệnh lan ra hai bên làm phiến lá ngã sang màu vàng cam như lá lúa vào giai đoạn chín, cuối cùng lá bị cháy khô và rụi.  

-  Biện pháp phòng trừ: thăm đồng thường xuyên, bón phân cân đối và đầy đủ. Khi thấy bệnh xuất hiện nên hạn chế bón phân đạm nhất là giai đoạn bón nuôi đòng. Phun thuốc phòng bệnh vào 2 thời điểm: 7 ngày trước khi trổ và 7 ngày sau khi trổ, một số loại thuốc như: Tilt Super 300EC; Amistar Top 325SC;Dithane M-45 80WP; Ridomil Gold 68WG.

Bệnh lem lép hạt:do một hay nhiều nguyên nhân gây ra

Bệnh lem lép hạt rất thường xảy ra trong vụ Hè Thu và Thu Đông, do mưa nhiều, ẩm độ cao. Bệnh nặng có thể làm 100% số hạt lúa bị lem, giảm chất lượng, hạt lúa không thể làm giống.

- Triệu chứng: do một số loại nấm và vi khuẩn gây ra, triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen hoặc là những mảng nâu bao phủ cả vỏ hạt. Bệnh nặng làm toàn thể vỏ hạt bị nâu đen, hạt gạo bên trong bị lép hoặc bị biến màu đôi khi có mùi mốc. Bệnh làm giảm phẩm chất, khả năng nảy mầm của hạt, là nguồn lan truyền bệnh cho vụ sau.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Xử lý triệt để các bệnh cháy lá, bệnh do vi khuẩn hay nhện gié trong các giai đoạn sinh trưởng cây lúa.

+ Sử dụng các loại thuốc như:Trobin top 325SC, Tilt Super 300EC, Amistar Top 325SC, Help 400SC, Dithane M-45 80WP (phòng ngừa lem lép hạt do nấm); Starner 20WP; Visen 20SC;Anti-XO 200WP, Kasai-S 92SC (phòng ngừa lem lép hạt do vi khuẩn).  Có thể sử dụng một số bộ sản phẩm (trừ nấm + vi khuẩn) khuyến cáo như: Beam 75WP-Starner 20 WP, Mixperfect 525SC-Visen 20SC; Bimvin 250SC & Jonde 3SL; Rocksai 525SE - Physan 20LPhun thuốc ngừa vào 2 giai đoạn 7 ngày trước và 7 ngày sau khi lúa trổ.

Lưu ý: Khi sử dụng phải phun theo đúng nồng độ khuyến cáo. Đặc biệt là thuốc cặpRocksai 525SE - Physan 20L.

* Bệnh than vàng hạt:do nấm Ustilaginoidea virens. Bệnh gây hại từ giai đoạn đòng đến chín, nhất là khi điều kiện thời tiết ẩm và mưa.

-     Đặc điểm hình thái: nấm hình thành khối bào tử hơi tròn, bên ngoài có màng bao nhẵn, có màu vàng. Khi khối bào tử lớn dần, màng bao bị vỡ, khối bào tử chuyển màu da cam, chứa bào tử nấm.

-     Biện pháp phòng trừ: 

+ Bón phân hợp lý, không bón quá nhiều phân đạm vào giai đoạn trổ đều đặc biệt trên các giống OM6976, OM9577.

+ Sử dụng thuốc Tilt Super 300EC để phun trước khi trổ vài ngày.  

* Bệnh than đen hạt:do nấm Tilletia barclayana gây ra.Chú ý giai đoạn từ trổ đến chín, khi thời tiết có mưa nhẹ và ẩm độ không khí cao.

-     Đặc điểm gây hại: Bệnh nhiễm nhẹ, hình dạng hạt trông vẫn bình thường, nhìn kỹ sẽ thấy bên trong hạt có màu tối hay hơi đen. Hạt nhiễm nhẹ khi gieo vẫn nảy mầm nhưng cây mạ bị lùn. Nhiễm nặng hơn bột bào tử đen của nấm bên trong hạt sẽ trào ra dọc theo mép của hai vỏ trấu, vỏ trấu của hạt sẽ bị hở, để nhô các khối bào tử đen trông như hình cựa gà; Hạt gạo bên trong có thể bị nhiễm một phần hay toàn hạt-bên trong chỉ còn là khối bột bào tử đen của nấm.

-  Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh cỏ dại để hạn chế nguồn bệnh.

+ Không bón thừa phân đạm vào giai đoạn cuối. 

+ Sử dụng thuốc Tilt Super 300EC phun trước khi trổ vài ngày.

Lưu ý: khi sử dụng thuốc BVTV, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất khuyến cáo và nên sử dụng các loại thuốc có độ độc thấp, ít ảnh hưởng đến thiên địch.

Phòng trừ ốc bươu vàng:

Ốc bươu vàng thường tập trung gây hại ở những vùng trũng, nhiều nước, đặc biệt lúa ở giai đoạn sau cấy đến 20 ngày tuổi, để phòng trừ ốc bươu vàng cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 

+ Trước khi cấy tạo những rãnh trên mặt ruộng, sau đó rút nước để ốc bươu vàng tập trung xuống rãnh rồi thu gom. 

+ Sau khi cấy nếu trong ruộng có ốc bươu vàng có thể dùng biện pháp bắt ốc tại các mương nội đồng, nơi ruộng trũng.

+ Cắm cây vào ruộng để ốc bươu vàng đẻ trứng rồi thu gom ổ trứng.

+ Dùng lưới chắn ngang đầu dòng nước không cho ốc theo nước vào ruộng.

+ Có thể dùng thuốc trị ốc bươu vàng như: Bolis 12GB, Anhead 12GRViniclo 700WP.

Phòng trừ chuột gây hại:

Trên ruộng lúa, chuột tấn công gây hại từ giai đoạn mạ đến thu hoạch. Gây hại chủ yếu bằng cách cắn phá. Chúng tấn công vào giai đoạn đầu, cây lúa có thể đẻ nhánh phục hồi. Nếu tấn công vào sau giai đoạn đòng trổ đến chín sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất.

Đặc điểm tập quán sinh sống: Ban ngày thì ẩn náu trong hang, bụi rậm; ban đêm mới hoạt động (lúc xẩm tối). Chuột có khả năng di chuyển đi xa, từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt là khả năng sinh sản của chuột rất lớn. Diệt chuột ngay từ đầu vụ sẽ hạn chế rất nhiều số lượng chuột phát sinh gây hại. Một số biện pháp diệt chuột có thể áp dụng như sau:

+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ, bụi rậm,… hạn chế nơi cư trú của chuột. Có thể giữ mực nước cao trong ruộng vào giai đoạn đòng-trổ để hạn chế chuột gây hại hoặc làm ổ ven bờ.

+ Biện pháp vật lý, cơ học: Dùng các loại bẫy thủ công: bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dính,…Tìm các hang, ổ của chuột để đào, săn bắt chuột. Lưu ý, không làm hư hỏng các công trình thủy lợi.

+ Rào nylon kết hợp đặt lồng hom: Xung quanh lô ruộng được rào kín bằng nylon quanh ruộng; mỗi bờ khoét 1-2 lổ để đặt bẩy hom, miệng hướng ra phía ngoài. Thăm đồng thường xuyên để bắt chuột chui vào lồng và tu sửa khi cần thiết.

+ Biện pháp sử dụng bả sinh học: Sử dụng chế phẩm sinh học bằng việc dùng Biorat đặt nơi chuột thường qua lại. Đặt 25-50 gam chế phẩm Biorat trong khoảng từ 2-5m ngay cửa hang, trên đường mòn chuột qua lại. Đặt thuốc vào buổi chiều, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc diệt chuột trong danh mục được phép sử dụng như Fokeba 20%, Storm 0,005%. Cách sử dụng: Trộn thuốc theo liều lượng hướng dẫn sử dụng với một phần mồi như: lúa mầm, cám thực phẩm, tôm, cua cá,…đặt mồi ở những chỗ chuột thường qua lại.

Lưu ý:

+ Khi dùng thuốc diệt chuột cần thông báo rộng rãi trong khu dân cư, tổ chức thu gom mồi thừa, xác chuột chôn cẩn thận đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi và môi trường.

+ Diệt chuột phải thực hiện đồng loạt trên cánh đồng rộng lớn mới có hiệu quả.

+ Tuyệt đối không dùng thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng diệt chuột. Không được sử dụng bẩy (xiệt) điện để diệt chuột, gây nguy hiểm đến tính mạng.

X.QUẢN LÝ NƯỚC VÀ NGỘ ĐỘC HỮU CƠ TRONG RUỘNG

1. Quản lý nước:

-    Trước khi sạ: Tháo cạn nước nhưng đảm bảo giữ đủ ẩm bề mặt ruộng để xử lý thuốc trừ cỏ đạt hiệu quả. Sau khi sạ 2-3 ngày cho nước từ từ vào ruộng khoảng 1 cm và giữ nước trên mặt ruộng cao khoảng 1-3 cm cho đến khi lúa được 25 ngày sau khi sạ (NSKS). Nếu giai đoạn này lúa bị ngộ độc hữu cơ, phèn, trước mỗi đợt bón phân cần thay nước 2-3 lần (tùy theo tình hình thực tế). Không để ruộng khô nước ở giai đoạn này làm cỏ phát triển trở lại và ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh.

-     Giai đoạn từ 25-40 NSKS: Giai đoạn này cây lúa cần lượng nước vừa đủ để sinh trưởng, phát triển cần giữ mực nước trên ruộng ổn định 3-7 cm. 

Trong giai đoạn này cần lưu ý tháo nước khi :

+ Tháo cạn nước khi lúa có biểu hiện ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn (kiểm tra rễ lúa bị đen) và tiến hành xử lý ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn. Sau đó, điều tiết nước theo giai đoạn sinh trưởng hiện tại của cây lúa.

+ Nên tháo nước phơi ruộng trước mỗi đợt bón phân và thay nước mới sau khi bón phân được 5-7 ngày.

+ Tháo nước sau những cơn mưa lớn kéo dài, không được để nước quá cao (hạn chế khả năng đẻ nhánh của cây lúa), giữ mực nước trên ruộng 3-7 cm.

Trong điều kiện canh tác như hiện nay (thiếu nước, xâm nhập mặn), khi thấy nắng nóng kéo dài, phải theo dõi nguồn nước tưới thường xuyên, có nước ngọt nên bơm nước vào ruộng và duy trì mực nước 3-7 cm để dự trữ nguồn nước ngọt; Mặt khác, ngừa nắng nóng làm nóng nước trên ruộng ảnh hưởng đến cây lúa và mất dinh dưỡng. Có kế hoạch dự trữ nước ngọt trong kênh mương và trên ruộng.

-    Giai đoạn (40-45 NSKS) lúa chuyển màu vàng chanh: Tiến hành tháo cạn nước 3-5 ngày, đất khô nứt chân chim, thì đưa nước vào ruộng, theo dõi tình hình cây lúa để bón phân đón đòng.

-    Giai đoạn (45-80 NSKS) lúa đứng cái, làm đòng, trổ, chín sữa: Cây lúa cần nước, không để ruộng khô, cần duy trì mực nước trong ruộng khoảng 5 cm để cây lúa phát triển.

-     Trước khi thu hoạch 5-7 ngày, tháo cạn nước để thúc đẩy quá trình chín.

Lưu ý:

Trước mỗi lần bơm nước, kiểm tra chất lượng nước, nếu nước nhiễm mặn không được bơm nước vàovì lúa ảnh hưởng mặn sẽ tăng tỷ lệ lép, lững; Theo dõi khi nước hết mặn tiến hành bơm nước theo nhu cầu của cây lúa.

+ Trong trường hợp nước mặn xâm nhập, không bơm được nước vào các đợt bón phân, có thể phun các loại phân bón lá như: Casi, Hydrophos, Humate, Comcat giúp cho cây lúa tăng khả năng chống chịu điều kiện bất lợi như nóng, hạn (gồm cả hạn sinh lý) do mặn gây ra; Sử dụng nước ngọt để phun và khi phun phân bón lá cần tăng lượng nước lên 400-600 lít/ha. Khi có nước ngọt thì tiến hành bơm nước bón phân bổ sungtheo nhu cầucây lúa.

+ Tuyệt đối không bơm nước nhiễm mặn vào ruộng.Trong trường hợp không thể bơm nước ngọt được,chỉ bơm nước có độ mặn <2‰ khi cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác, không phải ở giai đoạn mạ và giai đoạn đòng đến trổ vì cây lúa ở giai đoạn mạ và làm đòng đến trổ rất mẩn cảm với nước mặn. Bón vôi (300-400 kg/ha) kết hợp bón bổ sung phân urê (30-40 kg/ha) hoặc phun phân bón lá nếu cây lúa phát triển kém.

Chú ý: Nước mặn nặng hơn và nằm ở tầng dưới, nước ngọt nằm ở tầng trên; khi lấy nước ở tầng trên lên đo độ mặn thấy ngọt mà đưa máy bơm sâu xuống lấy nước thì sẽ bơm nước có độ mặn hơn nước ở tầng trên. Do đó, không được đặt máy bơm sâu vì sẽ bị nước mặn.

+ Trong quá trình canh tác, phải bơm nước nhiễm mặn <2‰ ở giai đoạn sinh trưởng nào đó thì phải rút nước ra khỏi ruộng ngay, không được để nước mặn trên ruộng quá 2 ngày. Khi có nước ngọt hoặc mưa lớn, bơm nước ngọt vào ruộng ngập 2/3 thân cây lúa và giữ nước trong 1-2 ngày, rồi rút nước khỏi ruộng để rửa mặn trên ruộng. Tùy theo mức độ nhiễm mặn của ruộng mà lặp lại 1-2 lần như trên. Sau đó, bơm nước (nước ngọt) theo nhu cầu của cây lúa.

+ Trường hợp mưa bão kéo dài vào giai đoạn lúa chuẩn bị trổ lác đác, theo dõi thời tiết, khi trời không mưa, phun Plastimula 1SL hoặc Comcat 150WG (liều lượng khuyến cáo) để lúa trổ đồng loạt, rút ngắn thời gian trổ và tăng khả năng thụ phấn. 

+ Vào giai đoạn trổ-chín gặp điều kiện thời tiết mưa bão, gió lớn nên giữ mực nước cao trong ruộng để hạn chế đổ ngã.

2. Xử lý ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn và ngộ độc mặn

Ngộ độc hữu cơ:thường xuất hiện trong giai đoạn từ 15-30 NSKC, có nơi xảy ra rất sớm khi lúa mới cấy được vài ngày. Khi cây lúa bị ngộ độc hữu cơ có triệu chứng: bụi lúa kém nảy chồi, lúa không phát triển chiều cao, trên lá lúa bệnh có thể có nhiều đốm nâu nhỏ, khi bệnh nặng, lá bị cháy khô từ chóp vào, bụi lúa lùn chết dần. Triệu chứng đặc trưng là rễ lúa bị đen và thối.

-     Nguyên nhân:

+ Do làm đất quá gấp, sau khi trục đất xong, gốc rạ chưa kịp phân hủy, vội xuống giống ngay. 

+ Do ruộng ngập nước, nên rơm và gốc rạ bị thối. 

+ Nước độc sinh ra tụ lại chổ trũng, làm cho rễ lúa bị thối đen đi.

+ Các nơi trũng đọng nước là nơi chất độc tập trung nhiều làm cho mạ dễ chết hơn các nơi gò.

-     Biện pháp xử lý: 

+ Cải tạo mặt bằng đồng ruộng, đào mương thoát phèn, thoát nước trong ruộng theo QTKT, chú ý thoát nước những nơi đất trũng.

+ Khi lúa có triệu chứng ngộ độc hữu cơ, cần thay đổi nước trên ruộng bằng cách tháo nước ra khỏi ruộng, cho nước mới vào, rải vôi bột (CaO), khoảng 3 ngày sau đó kiểm tra thấy rễ trắng (có thể phun thêm phân bón lá có chứa lân để bộ rễ hồi phục nhanh hơn) sau đó bón phân cho lúa. Nếu trường hợp có xuất hiện đốm nâu trên lá lúa thì phun thuốc Tilt Super 300EC.

Ngộ độc phèn:Chú ý các giai đoạn sinh trưởng, đặc biệt giai đoạn đẻ nhánh. Giai đoạn này khi lúa bị ngộ độc phèn có triệu chứng xuất hiện những chấm nhỏ màu nâu xuất hiện từ chóp lá và xuống cả lá già. Nếu nhiễm phèn nặng lá trở nên màu nâu tím, vàng hoặc vàng cam sau đó bị rụi. Cây lúa kém phát triển, có rất ít chồi, quan sát rễ có màu nâu, vàng, khô, cứng và quăn queo, không có rễ mới.

-     Cách xử lý:

 + Xung quanh bờ ruộng phải đào mương thoát phèn, tránh phèn từ trên bờ theo nước mưa đi xuống ruộng.

+ Phải bố trí hệ thống mương thoát phèn trong từng lô ruộng để chủ động tháo nước khi cần thiết, chú ý mương phải rút cạn được nước những nơi đất trũng, tránh phèn (nồng độ Fe2+và Al3+) tập trung gây bất lợi.

+ Thay nước mới để xả phèn trong ruộng, tại những chỗ bị gò (bị xì phèn) thì ép nước lên gò cho đủ. Có thể bón vôi bột (CaO), liều lượng 200-300 kg/ha trước lúc bón phân lân 1-2 ngày sẽ tăng hiệu quả phân lân.

+ Sau đó bón lân nung chảy (Ninh Bình hoặc Văn Điển) từ 100-250 kg/ha (tuỳ tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ).

+ Phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (dinh dưỡng NPK: 15-30-15) để cứu cây, giúp hạ độc phèn nhanh.

 + Sau 3-7 ngày kiểm tra thấy rễ trắng tiếp tục bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa.

Lưu ý:Khi cây lúa bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ cần ngưng ngay việc bón phân đạm.

Ngộ độc mặn:

- Biểu hiện ngộ độc mặn gây ra trên cây lúa:

+ Biểu hiện trực tiếp: chóp lá bị cháy, do khi cây lúa hút nước mặn thải ra ở chóp lá sẽ đọng lại những độc chất Na+ (muối), dưới tác động của ánh nắng mặt trời sẽ làm cho lá lúa bị cháy từ chóp lá.

+ Biểu hiện gián tiếp: Na+ trong đất và nước sẽ làm cho rễ cây lúa không hút được nước, dẫn tới không hút được đạm và kali, do đó khi bị ngộ độc mặn cây lúa sẽ thiếu đạm và kali.

Biểu hiện ngộ độc mặn vào giai đoạn lúa trổ: hạt không thụ phấn, 2 vỏ trấu màu trắng, không có hạt bên trong.

Phòng ngừa ngộ độc mặn được thực hiện ngay từ đầu vụ. Trong điều kiện thời tiết khô hạn hiện nay cần theo dõi tình hình xâm nhập mặn, nếu diễn biến nước mặn vẫn tiếp tục xâm nhập thì không được xuống giống.

- Cách xử lý:

+ Bờ bao kiên cố ngăn không cho nước mặn xâm nhập vào ruộng.

+ Bón vôi (300-400 kg/ha) khi nước tưới bị xâm nhập mặn, nguồn nước trong ruộng có độ mặn <2‰.

+ Trong trường hợp không bơm được nước, có thể phun các loại phân bón lá như: Canxi, HydroPhos, K-Humate, Comcat 150WP giúp cho cây lúa tăng khả năng chống chịu điều kiện bất lợi như nóng, hạn (gồm cả hạn sinh lý) do mặn gây ra. Khi có nước ngọt thì tiến hành bơm nước bón phân bổ sungtheo nhu cầucây lúa.

+ Nếu bị nước mặn xâm nhập làm ảnh hưởng đến cây lúa, tiến hành rửa mặn bằng cách: Theo kiểm tra nguồn nước tưới, nếu có nước ngọt hoặc trời có mưa lớn tiến hành rút nước ra khỏi ruộng; sau đó, lấy nước ngọt vào ruộng và duy trì ở mực nước 2/3 thân cây lúa khoảng 1-2 ngày, rút nước khô ruộng và tiếp tục lặp lại 2-3 như vậy tùy theo mức độ nhiễm mặn của ruộng. Bón vôi (300-400 kg/ha) kết hợp bón bổ sung phân urê (30-40 kg/ha) hoặc phun phân bón lá nếu cây lúa phát triển kém.

+ Không được đặt máy bơm sâu vì sẽ bị nước mặn. Khi xử lý ngộ độc mặn, tuyệt đối không bơm nước nhiễm mặn vào ruộng. Trong trường hợp không thể bơm nước ngọt được,chỉ bơm nước có độ mặn <2‰; không bơm nước mặn vào giai đoạn mạ và giai đoạn làm đòng đến trổ.

XI. THU HOẠCH

-     Thu hoạch khi lúa trên bông chín khoảng 85-90%, không thu hoạch lúa quá chín (làm giảm màu sắc và chẽn làm ảnh hưởng chất lượng hạt), hoặc thu hoạch lúa qua xanh làm lúa bị lép lững ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống.

-      Nên sử dụng máy gặt dải hàng hay gặt đập liên hợp để cắtlúa.

-      Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trênruộng.

-      Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa trong trường hợp dùng máy gặt xếpdãy.

KS. Danh Kim Được